11 Cách diệt chuột trong phòng trọ hiệu quả, đơn giản nhất
Chuột xâm nhập vào phòng trọ không chỉ là một vấn đề gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày mà còn là mối đe dọa đến sức khỏe và an toàn của bạn. Vậy có những phương pháp nào để đuổi và diệt chuột trong phòng trọ hiệu quả? Đừng lo, trong bài viết dưới đây, Trọ mới sẽ hướng dẫn bạn về các cách diệt chuột trong phòng trọ với những phương pháp an toàn và hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe cho con người.
1. Cách diệt chuột trong phòng trọ hiệu quả
1.1 Diệt chuột bằng bẫy chuột
Đây là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm mua bẫy chuột loại lồng sắt tại các cửa hàng chuyên dụng hoặc các chợ địa phương.
Sau khi mua về, bạn tiến hành đặt mồi nhử bên trong lồng và đặt lồng tại những nơi nghi ngờ có chuột xuất hiện như góc khuất trong nhà, ống nước. Khi chuột chui vào trong lồng và tiếp xúc với mồi được đặt bên trong, cơ chế của bẫy sẽ được kích hoạt.
Lúc này, cửa lồng sẽ tự động đóng lại, giữ chặt chuột bên trong và ngăn không cho nó thoát ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phương pháp bẫy sập để bắt chuột. Cách này tương tự với bẫy lồng sắt. Bạn nên đặt mồi nhử lên bẫy và đặt bẫy ở những khu vực mà chuột thường xuyên lui tới. Khi chuột ăn mồi, sức nặng của chúng sẽ kích hoạt bẫy, làm cho bẫy dập xuống và giữ chuột lại. Cả hai phương pháp này đều khá hiệu quả nếu bạn kiên nhẫn và biết cách đặt bẫy đúng chỗ.
1.2 Diệt chuột trong phòng trọ bằng keo dính chuột
Một phương pháp khác dùng để diệt chuột là sử dụng keo dính chuột. Bạn có thể mua miếng keo dính chuột trực tiếp tại các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. Hãy đặt miếng keo dính ở những khu vực bạn nhận thấy có dấu hiệu của chuột, chẳng hạn như nơi có phân chuột, gần thùng rác, hoặc trong nhà kho.
Lưu ý rằng nếu bạn có thú cưng, cần đảm bảo rằng chúng không thể tiếp xúc với miếng keo dính, vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng.
1.3 Diệt chuột bằng bẫy tự chế
Bạn có thể tự chế bẫy diệt chuột bằng những vật liệu đơn giản, chẳng hạn như chai nhựa hoặc xô nước.
Dùng chai nhựa:
-
Dùng dao để đục hai cái lỗ bên hông cái chai.
-
Luồn kẽm cứng hoặc thanh sắt, tạo thành khung đòn bẩy.
-
Dùng miếng bông gòn có phết bơ đậu phộng (hoặc socola) đặt dưới đáy chai, cố định bằng lớp keo mỏng.
-
Đặt bẫy tại những vị trí mà bạn nghĩ có chuột xuất hiện.
-
Khi chuột đánh hơi, nó sẽ chui vào bên trong đầu chai nhựa, chạy về phía mồi nhử nằm ở đáy chai. Khi bẫy chuột được hoạt động, lực đòn bẩy sẽ khiến con chuột bị giữ lại bên trong cái chai.
Dùng xô nước và chai nhựa:
-
Lấy chiếc xô (hoặc thùng rác) có quai cầm và đổ nước ngập 1/4 xô.
-
Lấy chai nhựa, chọc một lỗ thủng dưới đáy và nắp chai, sau đó buộc sợi dây (hoặc cọng kẽm, sắt) xuyên qua từ miệng chai đến lỗ dưới đáy chai, cố định hai đầu sợi dây vào hai bên quai cầm của xô.
-
Chuẩn bị một ít bơ đậu phộng và quết bên ngoài chai nước để làm mồi nhử.
-
Dùng miếng gỗ ép tựa vào xô để tạo đường đi cho chuột chạy lên và tiếp cận với chai nước.
-
Khi chuột trèo lên chai nước được bôi bơ, cơ chế quay tròn của chai sẽ khiến chuột bị trượt xuống và rơi vào xô nước, nơi chúng sẽ bị mắc kẹt không thể thoát ra.
2. Cách đuổi chuột trong phòng trọ an toàn
2.1 Cách đuổi chuột bằng bột giặt
Bột giặt quần áo không chỉ có công dụng làm sạch mà còn có thể được sử dụng để xua đuổi chuột ra khỏi nhà và phòng trọ của bạn. Có hai cách để thực hiện đuổi chuột bằng bột giặt:
Cách 1: Rắc bột giặt ở những nơi chuột thường trú ngụ và lui tới. Những nơi này thường là các góc tối, gần khu vực bếp hoặc những khu vực có thức ăn. Khi chuột tiếp xúc với bột giặt, chúng sẽ không còn muốn ở lại vì mùi hương và hóa chất từ bột giặt gây khó chịu cho chúng.
Cách 2: Trộn bột giặt với cơm nguội và hoa tiêu, sau đó đặt hỗn hợp này ở hang chuột hoặc những nơi chuột hay ghé qua. Khi chuột ăn phải hỗn hợp 3 thành phần này, chúng sẽ không bao giờ quay lại nơi này nữa. Hóa chất trong bột giặt có thể gây ra phản ứng khó chịu cho chuột, làm chúng sợ hãi và tránh xa khu vực đó.
2.2 Đuổi chuột trong phòng trọ bằng baking soda
Baking soda là một cách hiệu quả khác để đuổi chuột. Trộn đều hỗn hợp gồm baking soda, đường và bột mì lại với nhau. Đường sẽ thu hút chuột vì vị ngọt của nó, còn bột mì sẽ làm chuột khó phân biệt giữa đường và baking soda. Khi chuột ăn phải hỗn hợp này, baking soda sẽ phản ứng với axit trong dạ dày của chuột, tạo ra khí CO2, làm chuột khó chịu và không muốn quay lại.
2.3 Đuổi chuột bằng bạc hà
Bạc hà cũng là một nguồn nguyên liệu tự nhiên rất an toàn được lựa chọn để đuổi chuột. Mùi hương của bạc hà dễ chịu với con người nhưng lại là mùi khó chịu đối với chuột. Bạn có thể đặt túi trà bạc hà, túi đựng lá bạc hà khô, hoặc miếng bông thấm tinh dầu bạc hà trên đường chuột hay chọn để vào nhà bạn. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy hiệu quả của phương pháp này. Ngoài ra, bạn có thể trồng cây bạc hà xung quanh nhà để duy trì môi trường không có chuột.
2.4 Sử dụng bột quế để diệt chuột
Quế không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn có tác dụng đuổi chuột cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể dùng túi bột quế hoặc mảnh quế để ở tủ quần áo, góc nhà hay những nơi có chuột. Mùi thơm cay nồng của bột quế sẽ khiến đán chuột phá phách tránh xa. Quế có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như đặt trực tiếp hoặc trộn với nước để tạo thành dung dịch xịt.
2.5 Sử dụng ớt bột đỏ để đuổi chuột
Ớt bột cũng là một phương pháp hiệu quả để đuổi chuột:
Cách 1: Sau khi bạn đã mua bột ớt, chỉ cần rắc nó xung quanh nhà hoặc những khu vực mà chuột thường xuyên di chuyển. Mùi cay nồng của bột ớt sẽ làm chuột cảm thấy khó chịu và tránh xa những khu vực này.
Cách 2: Pha dung dịch 2 muỗng canh bột ớt với 1 muỗng canh dầu ăn và vài giọt chất tẩy, sau đó cho vào bình xịt và xịt khắp nơi, đặc biệt là những địa điểm chuột hay di chuyển.
Phương pháp này sẽ thiết lập một hàng rào ngăn chặn chuột, giúp bảo vệ các khu vực mà lũ chuột sẽ tiếp cận.
2.6 Đuổi chuột trong phòng bằng giấm
Giấm được xem là nguyên liệu xua đuổi chuột cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm giấm và đặt ở những nơi chuột thường lui tới. Giấm có mùi hăng đặc trưng mà chuột không ưa thích, giúp xua đuổi chúng ra khỏi khu vực của bạn.
Lưu ý, giấm là chất lỏng dễ bay mùi, vì thế bạn nên thường xuyên xịt giấm vào bông gòn để duy trì hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng giấm với nước và xịt trực tiếp lên các khu vực có chuột.
2.7 Sử dụng tinh dầu thơm
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các loài bò sát, bao gồm cả chuột, đều rất nhạy cảm với mùi tinh dầu. Do đó, sử dụng tinh dầu tự nhiên từ các loại thực vật không chỉ giúp đuổi chuột hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho gia đình bạn. Cách này còn tạo ra một môi trường sống dễ chịu và hương thơm cho căn nhà.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu có mùi yêu thích (như bạc hà, oải hương, hoa cúc,…) vào miếng bông nhỏ, sau đó đặt miếng bông này vào các góc nhà, thùng rác, hoặc những khu vực mà chuột thường xuyên di chuyển vào. Khoảng 5 - 7 ngày sau, bạn nên thay miếng bông tẩm loại tinh dầu khác để duy trì hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng tinh dầu với nước và sử dụng bình xịt để xịt khắp nhà.
2.8 Đuổi chuột trong phòng trọ bằng tỏi
Tỏi là một gia vị có mùi rất nồng và không phải ai cũng thích mùi tỏi, nhưng chắc chắn tỏi khiến loài chuột khó chịu. Bạn có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau để đuổi chuột:
Đặt tép tỏi tươi, có thể đập dập để tăng cường mùi, ở những nơi mà chuột thường xuyên xuất hiện. Mùi hương mạnh mẽ của tỏi sẽ khiến chuột cảm thấy khó chịu và không muốn quay lại khu vực đó. Bạn có thể rắc bột tỏi ở những góc tối và vết nứt để khiến chuột bỏ đi: Bột tỏi cũng có hiệu quả tương tự như tỏi tươi và dễ dàng sử dụng ở các khu vực nhỏ hẹp.
Sử dụng tinh dầu tỏi: Nhỏ vài giọt vào miếng bông gòn và đặt những nơi chuột xuất hiện để tạo mùi hôi khó chịu cho chúng. Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu tỏi hòa với nước, sau đó xịt khắp nhà.
Việc diệt chuột trong phòng trọ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tài sản của bạn. Những phương pháp trên sẽ giúp bạn đối mặt với vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Áp dụng cách diệt chuột trong phòng trọ đúng cách và kiên nhẫn sẽ giúp bạn có không gian sống sạch sẽ, an toàn và thoải mái. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để tạo môi trường sống lý tưởng hơn!
>> Bài viết liên quan: