Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ mới nhất 2024

Có nhiều công dân có nhu cầu sinh sống tại những địa điểm xa hơn so với nơi thường trú của mình. Vậy khi ở trọ, bạn có cần phải thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú không? Hãy cùng Tromoi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy định đăng ký tạm trú cho người ở trọ 2024 nhé.

1. Điều kiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ

Tạm trú là việc sinh sống tạm thời, không thường xuyên tại một địa điểm nhất định trong khoảng thời gian có xác định. Khi chuyển đến nơi ở mới trong khoảng thời gian cụ thể, bạn cần đăng ký tạm trú với cơ quan công an tại địa phương để thông báo sự có mặt của mình.

Nơi tạm trú là nơi bạn sinh sống trong thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ bắt buộc khi bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Theo Điều 27 của Luật Cư trú năm 2020 đã quy định về điều kiện đăng ký tạm trú cho người thuê nhà ở trọ:

  • Các công dân đến sinh sống tại nơi ở hợp pháp thuộc ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động hoặc vì mục đích khác, kể từ 30 ngày trở lên bắt buộc thực hiện đăng ký tạm trú.

  • Hạn mức tạm trú tối đa sẽ là 2 năm, tuy nhiên vẫn có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

đăng ký tạm trú cho người thuê trọ

Người thuê trọ cần đăng ký tạm trú với cơ quan công an tại địa phương (Nguồn: Báo Thanh Niên) 

Việc tuân thủ quy định đăng ký tạm trú giúp đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của công dân tại nơi sinh sống. Lưu ý, công nhân không đăng ký tạm trú nơi ở mới tại những chỗ ở dưới đây:

  • Chỗ ở nằm trong khu vực cấm hoặc chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất và khu vực bảo vệ công trình khác theo như pháp luật đã được quy định trước đó.

  • Nơi ở mà toàn bộ các diện tích nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đạt chuẩn và điều kiện để có thể xây dựng theo quy định.

  • Nơi ở đã có ban hành quyết định về việc thu hồi đất cũng như các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư của các cơ quan có thẩm quyền. Nơi ở là nhà ở nhưng một phần và toàn bộ các diện tích đang có liên quan về tranh chấp hoặc khiếu nại đến quyền sở hữu vẫn chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

  • Nơi ở đó đã bị tịch thu theo quyết định của nhà nước; phương tiện được để làm nơi đăng ký thường trú đã được xóa đăng ký phương tiện trước đó, không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

cách đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Tuân thủ quy định đăng ký tạm trú giúp đảm bảo an ninh trật tự (Nguồn: Blue Homes) 

2. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ mới nhất 2024

Chủ trọ có trách nhiệm đến công an địa phương để làm thủ tục cách đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Tuy nhiên, nhiều chủ trọ không chủ động thực hiện việc này. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn hãy chủ động trao đổi với chủ trọ về việc đăng ký tạm trú. Nếu chủ trọ từ chối, bạn có thể tự đến cơ quan công an địa phương để khai báo và đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ

Hồ sơ và giấy tờ liên quan đăng ký tạm trú

  • Thẻ căn cước công dân, hoặc giấy tờ có xác nhận của công an địa phương nơi đăng ký thường trú

  • Bản khai nhân khẩu

  • Phiếu báo đã thay đổi hộ khẩu hoặc nhân khẩu.

Giấy tờ chứng minh nơi ở đó là hợp pháp

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp: Nếu chủ hộ đã có sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu và đồng ý cho đăng ký tạm trú, bạn không cần phải xuất trình thêm giấy tờ về chỗ ở.

  • Trong trường hợp ở mượn hoặc thuê: Khi đăng ký tạm trú tại các nơi ở nhờ, thuê,... phải cần có ý kiến đồng ý của những người chủ nhà đó, được ghi rõ trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu.

  • Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ: Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ: Cần có văn bản từ cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân nào đó cho thuê hoặc cho mượn, cho ở nhờ. Nếu văn bản từ cá nhân, phải được công chứng hoặc chứng thực bởi UBND cấp xã.

  • Khi thiếu các giấy tờ để chứng minh: Nếu trong trường hợp không có đủ giấy tờ để chứng minh chỗ ở hợp pháp của mình, bạn cần chuẩn bị một bản cam kết xác nhận chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và đặc biệt là không có tranh chấp về quyền sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an khu vực tạm trú

Kể từ ngày 01/01/2024, việc đăng ký tạm trú cho người thuê trọ đã được mở rộng với nhiều hình thức nộp hồ sơ khác nhau, điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự linh hoạt trong quá trình đăng ký. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 66/2023/TT-BCA, hồ sơ đăng ký cư trú có thể được nộp theo các cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Bạn có thể đem hồ sơ đến cơ quan công an xã tại địa phương nơi bạn muốn đăng ký tạm trú. Đây là phương thức truyền thống và bạn sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi cán bộ tại cơ quan công an.

Cách 2: Nộp các thủ tục hồ sơ đăng ký qua dịch vụ công của quốc gia

  • Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công của quốc gia bằng thẻ CCCD gắn chip cũng như số điện thoại chính chủ của người đăng ký.

  • Bước 2: Tìm kiếm thủ tục hành chính “đăng ký nơi tạm trú” và chọn thủ tục này. Trên giao diện hiện ra, bạn sẽ kê khai đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.

  • Bước 3: Sau khi hoàn tất quy trình kê  khai xong, bạn hãy  gửi hồ sơ đó và  đính kèm thêm các tài liệu chứng minh nơi ở đó là hợp pháp.

Cách 3: Thủ tục đăng ký qua ứng dụng thông minh VNeID

  • Bước 1: Hãy mở ứng dụng trên VNeID và tiến hành chọn mục “Thông báo lưu trú nơi ở”. Và hãy tạo yêu cầu đăng ký lưu trú mới.

  • Bước 2: Hãy cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan về ‘Cơ quan công an thực hiện’ và tiến hành chọn loại hình tạm trú cũng như cơ sở lưu trú và nhấn “Tiếp tục”.

  • Bước 3: Chọn vào mục có tên là “Thêm lưu trú” để tiếp tục quy trình đăng ký thủ tục. Tiếp theo là cần điền thông tin liên quan đến lưu trú.

  • Bước 4: Xác nhận các thông tin đã cung cấp bằng cách nhấn “Lưu” và gửi yêu cầu để xét duyệt hoàn thành quá trình đăng ký.

Bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình để thực hiện việc đăng ký tạm trú một cách thuận tiện và nhanh chóng.

>> Xem thêm:

mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ (Nguồn: Scribd) 

3. Cách đăng ký tạm trú online cho người ở trọ

Hiện nay, các công dân Việt Nam có thể đăng ký nơi ở tạm trú cho người ở trọ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Tromoi cùng bạn giải đáp chi tiết về quy trình cách thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online cho người thuê trọ qua Cổng dịch vụ công của quốc gia:

  • Truy cập Cổng dịch: Bạn cần truy cập vào trang web chính thống Cổng dịch vụ công của quốc gia.

  • Đăng nhập: Bạn hãy sử dụng tài khoản dịch vụ công của cá nhân để đăng nhập. Và nếu trong trường hợp vẫn chưa có tài khoản, hãy tiến hành đăng ký để tạo tài khoản mới.

  • Chọn mục “Thủ tục thực hiện hành chính”: Tìm kiếm và chọn mục này ở ngày trên giao diện chính.

  • Tìm kiếm “Tạm trú”: Nhập từ khóa “Tạm trú” vào ô tìm kiếm và chọn “Đăng ký tạm trú” từ danh sách hiện ra.

  • Nộp hồ sơ: Bạn cần chọn mục “Nộp hồ sơ” để bắt đầu thực hiện quy trình đăng ký.

  • Điền thông tin: Cung cấp các thông tin cần thiết có dấu (*) theo yêu cầu. Lưu ý: Cần điền thông tin từ trên xuống dưới để hoàn thành các trường tiếp theo. Hệ thống sẽ tự động hiển thị cơ quan thực hiện dựa trên nơi bạn chọn.

  • Kê khai hồ sơ trong phần thủ tục thực hiện: Tại đây bạn hãy chọn các loại hồ sơ phù hợp và chọn tải lên các tài liệu cần thiết.

  • Lựa chọn thức nhận thông báo: Bạn cần chọn lựa nhận thông báo qua qua cổng thông tin hoặc  email, tiếp theo là cam kết lời khai. Và kiểm tra lại thông tin và chọn “Ghi và gửi”.

  • Kiểm tra hồ sơ: Để xem lại các hồ sơ mình đã nộp, hãy chọn vào mục “Tài khoản”, và nhấn “Quản lý hồ sơ đã nộp” và kiểm tra thông tin trong mục “Hồ sơ”.

cách đăng ký tạm trú cho người ở trọ online

Cổng dịch vụ đăng ký tạm trú online cho người thuê trọ (Nguồn: Thư viện pháp luật) 

4. Ở trọ không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?

Khi thuê trọ, thường thì chủ nhà sẽ là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho người ở trọ, vì họ quen thuộc với cơ quan Công an địa phương. Tuy nhiên, theo Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê nhà, không nhất thiết phải do chủ nhà thực hiện. Nếu chủ trọ từ chối hoặc kéo dài thời gian đăng ký, người thuê nhà cần tự thực hiện đăng ký tạm trú cho mình.

Theo Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA, có một số trường hợp ngoại lệ khi cơ quan hoặc tổ chức sẽ thực hiện đăng ký tạm trú thay cho cá nhân, bao gồm:

  • Các học sinh và sinh viên ở tại ký túc xá hoặc khu nhà ở của cơ sở giáo dục.

  • Người lao động ở các khu nhà ở tập trung.

  • Trẻ em, người khuyết tật hoặc người không nơi nương tựa được nuôi dưỡng trong cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hoặc cơ sở trợ giúp xã hội.

Cơ quan hoặc tổ chức quản lý sẽ lập danh sách và gửi Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, kèm theo thông tin chi tiết của từng người để cập nhật thông tin.

Lưu ý rằng, người thuê không thực hiện đăng ký tạm trú, họ có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, đối với các hành vi không tuân thủ quy định về đăng ký cư trú.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về đăng ký tạm trú cho người ở trọ 2024 một cách đơn giản giúp bạn tránh được sai phạm và các hình thức xử phạt theo quy định. Mong rằng, qua những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các thủ tục này nhé.

>> Bài viết liên quan: