Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản, mới nhất 2024
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là văn bản quan trọng được lập ra trước khi ký kết hợp đồng thuê chính thức. Mục đích của bản hợp đồng này giúp đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cả bên thuê và bên cho thuê, nhằm cam kết việc thực hiện các thỏa thuận liên quan đến thuê nhà một cách rõ ràng và minh bạch trước khi tiến hành giao dịch. Vậy bạn đã biết làm mẫu hợp đồng đặt cọc chưa, cùng Tromoi tìm hiểu ở bài viết dưới nhé!
1. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?
Hợp đồng đặt cọc để thuê nhà là một trong những dạng hợp đồng dân sự được lập ra giữa hai bên: bên cho thuê và bên muốn thuê nhà. Hợp đồng này nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trước khi bên thuê chính thức dọn vào ở, đồng thời tránh trường hợp bên cho thuê giao nhà cho người khác. Tùy vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau mà hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà sẽ được phân loại như sau:
-
Đặt cọc để ký kết hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng đặt cọc sẽ chấm dứt ngay sau khi hai bên hoàn thành việc ký kết hợp đồng thuê chính thức.
-
Đặt cọc sau khi ký hợp đồng thuê nhà: Trong trường hợp này, việc đặt cọc được thực hiện để đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng thuê nhà. Thỏa thuận đặt cọc sẽ có hiệu lực cho đến khi hai bên hoàn thành hợp đồng thuê.
-
Đặt cọc để vừa ký kết, vừa thực hiện hợp đồng thuê nhà: Loại hợp đồng này có hiệu lực từ lúc hai bên thỏa thuận đặt cọc đến khi hoàn thành ký kết và thực hiện toàn bộ hợp đồng thuê nhà.
>> Xem thêm:
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà (Nguồn: Scribd)
2. Tại sao cần ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà?
Hợp đồng thuê nhà và hợp đồng đặt cọc thuê nhà là những văn bản quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho cả bên cho thuê lẫn bên thuê nhà. Nếu nói bằng lời nói sẽ khiến quyền lợi của các bên không được bảo vệ đầy đủ theo quy định pháp luật.
Thông thường, hợp đồng đặt cọc thuê nhà được lập ra khi người thuê chưa chuyển đến ở nhưng đã đặt cọc để giữ chỗ và đảm bảo quyền thuê nhà, tránh việc chủ nhà cho người khác thuê lại. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.
Trong hợp đồng, các điều khoản liên quan về tài sản sẽ phải cần đặt cọc như đã quy định chi tiết, bao gồm cách xử lý tài sản này khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng thuê nhà được ký kết và thực hiện, tài sản đặt cọc có thể được hoàn trả cho bên đặt cọc hoặc dùng để trừ vào số tiền thuê nhà. Ngược lại, nếu như hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà chỉ nhằm mục đích là ký kết hợp đồng thuê, trong trường hợp bên cho thuê từ chối hay là gây cản trở thì họ phải trả lại tiền cọc cũng như bồi thường tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà giúp bảo vệ quyền lợi của các bên (Nguồn: Tư vấn Luật đất đai)
3. Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất 2024
3.1 Mẫu hợp đồng đặt cọc viết tay
Loại giấy này thường bao gồm các nội dung sau:
-
Thông tin của hai bên liên quan: Họ & tên, số CMND hoặc CCCD, địa chỉ cũng như số điện thoại của cả bên đặt cọc và bên nhận cọc.
-
Thông tin cụ thể về căn nhà cho thuê đó: Địa chỉ cụ thể, diện tích nhà ở, số lượng phòng cũng như là các tiện ích kèm theo.
-
Số tiền hoặc tài sản đặt cọc: Ghi rõ số tiền hoặc tài sản, phương thức thanh toán, và thời hạn trả lại tài sản đặt cọc.
-
Mục đích và thời hạn thuê: Xác định rõ lý do và khoảng thời gian thuê nhà.
-
Điều khoản và điều kiện: Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, cách xử lý tranh chấp, phá cọc, và các hình thức giải quyết.
-
Ngày ký và chữ ký: Ngày ký và chữ ký của cả hai bên, xác nhận thỏa thuận.
3.2 Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà theo file word
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà dạng file word là một văn bản soạn sẵn theo quy định pháp luật hiện hành, giúp bạn dễ dàng sử dụng. Sau khi hoàn tất việc điền thông tin, các bên cần ký tên và ghi rõ ngày tháng để xác nhận sự đồng thuận.
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà file word (Nguồn: Living Connection)
4. Bên nhận đặt cọc thuê nhà có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 38 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc và ký cược được làm rõ như sau:
Đối với bên đặt cọc, ký cược (bên thuê nhà)
-
Bên thuê nhà có quyền yêu cầu bên nhận cọc (bên cho thuê) ngừng khai thác hoặc sử dụng tài sản đã đặt cọc mà không có sự đồng ý. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đề xuất thay thế tài sản hay là trao đổi nếu như có sự chấp thuận đối với bên cho thuê.
-
Bên thuê nhà có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý đối với bên cho thuê để đảm bảo tài sản đặt cọc, không bị hư hỏng hoặc mất giá trị.
-
Bên thuê nhà có quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc quy định pháp luật.
Với bên nhận cọc
-
Bên cho thuê nhà (nhận cọc) có quyền yêu cầu bên thuê chấm dứt mọi hành động liên quan đến tiền đặt cọc mà chưa có sự đồng ý từ phía bên cho thuê.
-
Nếu bên thuê vi phạm hợp đồng, bên cho thuê có quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
-
Bên cho thuê sẽ có nghĩa vụ bảo quản và không khai thác hay sử dụng bất kỳ tài sản đặt cọc nếu chưa có sự đồng ý từ bên thuê nhà.
Về nghĩa vụ của bên cho thuê nhà sau khi nhận cọc: Bên cho thuê không được phép cho người khác thuê nhà mà không có sự đồng ý của bên thuê. Nếu như vi phạm, bên cho thuê bắt buộc phải hoàn trả lại tiền cọc và kèm theo một khoản bồi thường tương đương giá trị đã cọc, trừ khi có thỏa thuận khác.
Bên thuê nhà có nghĩa vụ thanh toán chi phí với bên cho thuê (Nguồn: Bất động sản Express)
5. Bên nhận đặt cọc thuê nhà không thực hiện hợp đồng thì xử lý thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, việc đặt cọc được hiểu như sau:
Đặt cọc là một hành động một bên giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền có giá trị để đảm bảo việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng.
-
Nếu hợp đồng được thực hiện đúng thỏa thuận: Tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc có thể được trừ vào nghĩa vụ trả tiền.
-
Nếu như ở bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng: Tài sản đã được đặt cọc sẽ hoàn toàn thuộc về bên nhận đặt cọc.
-
Nếu ở bên nhận đặt cọc từ chối tiến hành thực hiện hợp đồng: Họ sẽ phải hoàn lại số tài sản đặt cọc cũng như phải bồi thường thêm một khoản tương đương giá trị tài sản đã được đặt cọc, trừ khi có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu bên nhận đặt cọc (bên cho thuê nhà) không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, họ có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đã đặt cọc cùng với đó là một khoản tiền bồi thường tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp đôi bên đã có thỏa thuận khác.
Trên đây là những gợi ý về mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất năm 2024. Hy vọng rằng, với những chia sẻ ý nghĩa từ bài viết trên của Tromoi, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hữu ích về việc làm mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà.
>> Các bài viết liên quan: